Giấy phép kinh doanh với Era Space

Giấy phép kinh doanh với Era Space
Chúng tôi ở đây luôn hỗ trợ bạn

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Bảo hiểm xã hội 2017

Kể từ ngày 1/12/2015 theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 quy định về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp  bắt buộc. Đồng thời kèm theo các quy định xử phạt nghiêm khắc hơn với các doanh nghiệp không tuân thủ quy định đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên. 
Tuy nhiên, thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội còn phức tạp với các đơn từ, biểu mẫu quy định gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm nhận đăng ký bảo hiểm xã hội cho khách hàng,Global cung cấp gói dịch vụ đăng ký bảo hiểm mới với các mức phí dưới đây.

Phí Dịch Vụ
Số Lượng Nhân Viên Cần Đăng Ký BHXH
1 => 5 NV
6 =>10 NV
Trên 10 NV
Những Quận thuộc Tp. Hồ Chí Minh
1.300.000
2.400.000
2.900.000
Các huyện TP. HCM
2.000.000
3.000.000
3.500.000

Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu
2.500.000
3.500.000
4.000.000





Lưu ý: biểu phí dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội bên trên là trọn gói, Global cam kết không phát sinh phí và sẽ thay doanh nghiệp làm tất cả mọi việc, đồng thời bàn giao sổ bảo hiểm xã hội tận tay khách hàng.

Thong tin khoa hocTỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. 

Tỷ lệ đóng bảo hiểm
BH Xã Hội
BH Y Tế
BH Thất Nghiệp
Tổng
Doanh nghiệp phải đóng
18%
3%
1%
22%
Người lao động
8%
1,5%
1%
10,5%
Tổng cộng
26%
4,5%
2%
32,5%

Trong đó:
  • Người lao động phải đóng: bảo hiểm xã hội: 8% (Đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)
  • Doanh nghiệp phải đóng: bảo hiểm xã hội: 18% (Trong đó: 3% vào quỹ BHXH ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ BHXH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ BHXH hưu trí và tử tuất).

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ



Mức lương tối thiểu theo quy định năm 2017

Công nhân hưởng lương hưu thấp là điều không tránh khỏi. Đó là bởi các lý do sau: Mức tiền lương tối thiểu vùng còn thấp; mức tiền lương tham gia BHXH không cao và cách tính tiền lương hưu là bình quân của cả quá trình tham gia BHXH.

Lương hưu sẽ giảm ý nghĩa nếu một bộ phận công nhân về hưu sống quá khó khăn.

Khắc phục điểm bất hợp lý

Với mức giá cả, chi phí sinh hoạt như hiện nay thì mức tiền lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (2.700.000 đồng/tháng ở vùng 1) chưa đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ theo như Điều 91 Bộ luật Lao động quy định. Mức lương tối thiểu vùng này chỉ bằng 60% - 65% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động trong điều kiện bình thường. Trong khi đó, mức tiền lương tối thiểu vùng lại là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các mức lương trả cho người lao động.

Theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP, tùy theo mức độ phức tạp và điều kiện làm việc thì tiền lương trả cho người lao động cao hơn tiền lương tối thiểu vùng ít nhất 5% - 12%. Thực tế trong thời gian qua, phần lớn các doanh nghiệp chỉ áp dụng mức lương cao hơn 5% - 12% so với tiền lương tối thiểu vùng (2.835.000 đồng - 3.033.000 đồng) đúng theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, mức tiền lương tham gia BHXH cũng không cao. Mức tiền lương tối thiểu vùng được doanh nghiệp dùng làm cơ sở để trích nộp BHXH. Thực tế ngoài tiền lương chính theo hợp đồng lao động, hầu hết doanh nghiệp đều có những khoản phụ cấp hoặc hỗ trợ khác nhằm tăng thu nhập của người lao động, đảm bảo mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và để thu hút lao động. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp chỉ căn cứ vào mức lương cơ bản để tham gia BHXH. Điều này chưa phù hợp theo quy định pháp luật (Điều 90 BLLĐ)…

Để tránh có sự chênh lệch giữa tiền lương tham gia BHXH và lương thực tế quá lớn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, Chính phủ cần có quy định cụ thể những khoản phụ cấp, hỗ trợ nào sẽ làm căn cứ trích nộp BHXH. Nếu quy định trích nộp BHXH: trên tổng thu nhập (bao gồm cả các khoản tiền doanh nghiệp hỗ trợ đời sống vật chất người lao động như: tiền cơm, xăng xe, nhà trọ, nuôi con nhỏ…) cũng không phù hợp có thể dẫn đến doanh nghiệp sẽ giảm mức tiền hỗ trợ cho người lao động. Đồng thời, Chính phủ cũng quy định mức phạt đối với những doanh nghiệp không áp dụng đúng quy chế trả lương, nâng bậc lương người lao động.

Cách tính tiền lương hưu là bình quân của cả quá trình tham gia BHXH cũng dẫn đến tình trạng công nhân hưởng lương hưu thấp. Mức tiền lương tối thiểu vùng thực sự chỉ được điều chỉnh hàng năm kể từ năm 2006 đến nay (từ mức 626.000 - 2.700.000 đồng). Trước đó, trong suốt quãng thời gian từ năm 1996 - 2006, mức tiền lương tối thiểu vùng chỉ từ 556.000 - 626.000 đồng (tương đương 45USD), mức lương này áp dụng kéo dài 10 năm. Với mức tiền lương như vậy, việc tính tiền lương bình quân của cả quá trình tham gia BHXH (20 năm) dẫn đến việc hưởng lương hưu thấp là điều không tránh khỏi.

Tăng cường xử phạt doanh nghiệp vi phạm

Với mức lương hưu thấp như nêu trên, không chỉ người lao động khu vực ngoài nhà nước mà cả khu vực nhà nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, TP sẽ đối mặt với nhiều thách thức để đảm bảo an sinh xã hội. Đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe người hưởng lương hưu (người hưởng lương hưu vẫn phải thực hiện đồng chi trả 5% khi khám chữa bệnh BHYT).

Với những trường hợp chi phí nằm ngoài danh mục BHYT thì với mức lương hưu quá thấp như vậy sẽ gây khó khăn cho người hưởng lương hưu, TP sẽ phải có chính sách hỗ trợ. Chắc chắn, số lượng người thuộc chuẩn nghèo sẽ tăng, tạo thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chênh lệch giàu nghèo cũng ngày càng tăng.

Trước tình trạng này, theo tôi, Hội đồng Tiền lương quốc gia cần tư vấn cho Chính phủ ban hành tiền lương tối thiểu vùng sát với mức tiền lương trên thị trường lao động, đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Chính phủ cần quy định và tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi: doanh nghiệp không xây dựng quy chế nâng bậc lương hoặc có xây dựng nhưng không áp dụng đúng quy chế nâng bậc lương cho người lao động; hành vi trả lương không đúng theo thang bảng lương đã xây dựng.

Chính phủ cần có quy định cụ thể các khoản phụ cấp, hỗ trợ làm căn cứ tham gia BHXH. Có quy chế giám sát giữa cơ quan thuế và cơ quan BHXH trong việc chi trả tiền lương cho người lao động và tiền lương làm căn cứ trích nộp BHXH để hạn chế việc áp dụng 2 mức lương (lương thực tế và lương đóng BHXH). Quản lý có hiệu quả nguồn thu BHXH, tránh thất thoát quỹ.

Vai trò của các cấp công đoàn rất lớn. Tổ chức công đoàn các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền về việc tham gia BHXH; hiện nay vẫn có một bộ phận người lao động không muốn tham gia BHXH vì phải trích 10,5% tiền lương hoặc đồng ý thỏa thuận với người sử dụng lao động trích nộp BHXH theo mức lương cơ bản. 


Bảo hiểm xã hội điện tử tháng 12/2016

Bản tin thuế, bảo hiểm xã hội điện tử tháng 12/2016

A.    THUẾ ĐIỆN TỬ
I. Thông báo thời hạn nộp tờ khai thuế trong kỳ kê khai tháng 12/2016
Global xin chia sẽ, kỳ lập báo cáo tháng 12/2016 sẽ hết hạn vào thứ Ba ngày 20/12/2016 đối với tờ khai tháng 11/2016. Global xin trân trọng thông báo để Quý khách hàng được biết và thực hiện kê khai, nộp tờ khai đúng hạn.
II. Từ năm 2017, giảm 40% lệ phí đăng ký tên miền quốc gia “.vn”
Theo quy định tại Thông tư 208/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 10/11/2016, trong đó quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí tên miền quốc gia ".vn" và địa chỉ internet (IP) của Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Theo đó, nhiều mức lệ phí đăng ký sử dụng và phí duy trì sử dụng tên miền quốc gia ".vn" đã được điều chỉnh giảm so với mức phí, lệ phí hiện nay. Cụ thể:
Đối với tên miền quốc gia ".vn", lệ phí đăng ký sử dụng tên miền cấp 2 có 1 ký tự; tên miền cấp 2 có 2 ký tự và tên miền cấp 2 khác là 200.000 đồng/lần
Giảm từ 200.000 đồng/lần xuống còn 120.000 đồng/lần đối với các tên miền edu.vn, gov.vn, org.vn, ac.vn, info.vn, pro.vn, health.vn, int.vn và tên miền theo địa giới hành chính.
Theo quy định trước đây, lệ phí đăng ký các loại tên miền nêu trên là 350.000 đồng/lần, tức là mức lệ phí mới sẽ giảm khoảng 40%.
Thông tư áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được cấp đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia ".vn"; tổ chức trong nước được cấp đăng ký, sử dụng địa chỉ Internet tại Việt Nam; cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký sử dụng tên miền quốc gia “".vn" và địa chỉ Internet của Việt Nam; tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thu, nộp phí, lệ phí tên miền quốc gia “".vn" và địa chỉ Internet của Việt Nam.
Thông tư 208 cũng quy định rõ, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) được Bộ Thông tin và Truyền thông giao nhiệm vụ cấp đăng ký sử dụng tên miền quốc gia ".vn" và địa chỉ internet của Việt Nam sẽ có nhiệm vụ thu phí, lệ phí.
Tính đến hết tháng 10/2016, tổng số tên miền quốc gia ".vn" được duy trì trên hệ thống là 380.787 tên miền.
Về phí duy trì tên miền quốc gia ".vn", quy định mới vẫn giữ nguyên mức phí duy trì sử dụng đối với tên miền cấp 2 có 1 ký tự là 40 triệu đồng/năm và phí duy trì sử dụng tên miền cấp 2 có 2 ký tự vẫn là 10 triệu đồng/năm.
Tên miền cấp 2 khác, phí duy trì sử dụng đã được giảm xuống còn 350.000 đồng/năm thay vì 480.000 đồng/năm như quy định cũ.
Tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 dùng chung, phí duy trì sử dụng cũng được điều chỉnh giảm, từ 350.000 đồng/lần xuống mức 250.000 đồng/năm đối với tên miền com.vn, net.vn, biz.vn; từ 200.000 đồng/năm xuống còn 150.000 đồng/năm với các tên miền edu.vn, gov.vn, org.vn, ac.vn, info.vn, pro.vn, health.vn, int.vn và tên miền theo địa giới hành chính. Phí duy trì sử dụng tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 dùng chung Name.vn tiếp tục giữ mức thu hiện nay, là 30.000 đồng/năm.
Tuy nhiên, thay vì miễn phí duy trì sử dụng tên miền tiếng Việt như quy định cũ, từ ngày 01/01/2017 tới, việc duy trì tên miền tiếng Việt sẽ phải đóng phí với mức 20.000 đồng/năm.
Thông tư 208/2016/TT-BTC sẽ thay thế cho Thông tư 189/2010/TT-BTC ngày 24/11/2010 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp đăng ký sử dụng tên miền quốc gia, phí duy trì tên miền quốc gia và phí địa chỉ internet của Việt Nam./.
(Nguồn: Gdt.gov.vn - Mục Tin tức - Tin bài về Thuế - Đăng ngày: 02/12/2016)
III.       Doanh nghiệp hào hứng với hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã xác thực
Ngày 23/6/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1209/QĐ-BTC về việc thí điểm sử dụng hoá đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế. Việc thí điểm được thực hiện đối với 200 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến hết tháng 12/2016 và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thí điểm thông suốt.
Theo kế hoạch, việc thí điểm được áp dụng cho 200 doanh nghiệp (DN) thuộc Cục Thuế TP. Hà Nội và Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh quản lý. Trong đó, có 03 DN áp dụng thí điểm hoá đơn điện tử có mã xác thực theo mô hình xác thực phân tán, 197 DN còn lại áp dụng thí điểm theo mô hình xác thực tập trung.
Ngay từ giai đoạn triển khai, bên cạnh việc tập trung tuyên truyền về các chính sách và văn bản hướng dẫn liên quan hóa đơn điện tử, Tổng cục Thuế lựa chọn một số DN lớn, đã có hạ tầng công nghệ thông tin, sử dụng nhiều hóa đơn thuộc các lĩnh vực điện, viễn thông, hàng không để triển khai thí điểm. Qua quá trình triển khai, Tổng cục Thuế đã hỗ trợ các DN tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi trong việc triển khai hoá đơn điện tử.
Hiện nhiều DN khác ngoài các DN lớn được lựa chọn thí điểm đã và đang lựa chọn hình thức hoá đơn điện tử trong hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng công ty Đường sắt, Công ty Thế giới di động, Công ty Cổ phần bán lẻ FPT, Công ty Navigos, Công ty Cho thuê tài chính Chailease... Thống kê cho thấy, tính đến tháng 9/2016, cả nước có trên 460 DN sử dụng hóa đơn điện tử.
Tổng cục thuế cho biết, tính đến thời điểm hiện tại đã có 225 DN đăng ký với cơ quan thuế phát hành hóa đơn xác thực (trong đó có 201 DN xuất hóa đơn: Hà Nội: 87 DN, Hồ Chí Minh: 114 DN).
Đến hết ngày 15/11/2016, tổng số hóa đơn đã phát hành và được xác thực: 2.291.598 hóa đơn, tổng tiền doanh thu đã xác thực: 17.479 tỷ đồng và tổng số thuế đã xác thực: 803,5 tỷ đồng.
Qua thời gian thí điểm, hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế đã dần đi vào thực tiễn và một số DN tham gia thí điểm đã lựa chọn sử dụng, thay thế các hình thức hóa đơn trước đây. Nhiều DN nhận thấy lợi ích của hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế đã chủ động liên hệ đến Cục Thuế để đăng ký được tham gia triển khai.
Một số DN tự đầu tư nhân lực và chi phí để cập nhật ứng dụng quản lý hóa đơn của mình kết nối đến cổng cấp mã xác thực của cơ quan thuế cho thấy mức độ cần thiết sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế của DN.
Với việc áp dụng hóa đơn điện tử trong ngành Thuế góp phần hiện đại hóa công tác quản trị DN và hiện thức hóa Nghị định 36a /NQ-CP về Chính phủ điện tử. Ngoài ra, hoá đơn xác thực sẽ giúp giảm chi phí quản lí cho DN trong việc in, phát hành, vận chuyển, bảo quản và lưu trữ hoá đơn. Thêm vào đó, nếu sử dụng hoá đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan Thuế, DN sẽ không phải đầu tư xây dựng riêng hệ thống cấp phát hoá đơn điện tử.
Hơn nữa, hiện nay 95% DN đã sử dụng kê khai thuế qua mạng nên DN hoàn toàn có thể tận dụng hạ tầng công nghệ thông tin đã có để sử dụng hoá đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
Tới đây, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện hóa đơn điện tử, đồng thời khuyến khích DN gửi dữ liệu hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế và tiếp tục thực hiện thí điểm hóa đơn điện tử có mã xác thực cho các DN tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Song song với đó, tiếp tục thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã số xác thực cho người dân và cộng đồng DN.
(Nguồn: Gdt.gov.vn - Mục Tin tức - Tin bài về Thuế - Đăng ngày: 30/11/2016)
IV.       Quy định mới về lệ phí đăng ký, cấp biển ô tô, xe máy
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 229/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Theo đó, lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông được chia thành các mức khác nhau cho 3 khu vực: Khu vực I gồm thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; khu vực II gồm các thành phố trực thuộc Trung ương (trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã; khu vực III gồm các khu vực khác ngoài khu vực I và khu vực II nêu trên.
Mức thu lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông được thực hiện như sau:
Đơn vị tính: đồng/lần/xe
STT
Chỉ tiêu
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
I
Cấp mới giấy đăng ký kèm theo biển số 



1
Ô tô; trừ ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách áp dụng theo điểm 2 mục này
150.000 - 500.000
150.000
150.000
2
Ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách
2.000.000 - 20.000.000
1.000.000
200.000
3
Sơ mi rơ móc, rơ móc đăng ký rời
100.000 -
200.000
100.000
100.000
4
Xe máy (theo giá tính lệ phí trước bạ)



a
Trị giá từ 15.000.000 đồng trở xuống
500.000 -1.000.000
200.000
50.000
b
Trị giá trên 15.000.000 đến 40.000.000 đồng
1.000.000 -2.000.000
400.000
50.000
c
Trị giá trên 40.000.000 đồng
2.000.000 - 4.000.000
800.000
50.000

Riêng xe máy 3 bánh chuyên dùng cho người tàn tật
50.000
50.000
50.000
II
Cấp đổi giấy đăng ký



1
Cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số



a
Ô tô (trừ ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao áp dụng theo điểm 4.2 khoản 4 Điều này)
150.000
150.000
150.000
b
 Sơ mi rơ móc đăng ký rời, rơ móc
100.000
100.000
100.000
c
Xe máy (trừ xe máy di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao áp dụng theo điểm 4.2 khoản 4 Điều này)
50.000
50.000
50.000
2
Cấp đổi giấy đăng ký không kèm theo biển số ô tô, xe máy
30.000
30.000
30.000
3
Cấp lại biển số
100.000
100.000
100.000
III
Cấp giấy đăng ký và biển số tạm thời (xe ô tô và xe máy)
50.000
50.000
50.000

Tổ chức, cá nhân hiện ở khu vực nào thì nộp lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông theo mức thu quy định tương ứng với khu vực đó, nếu là tổ chức thì nộp lệ phí theo địa chỉ nơi đóng trụ sở ghi trong đăng ký kinh doanh, nếu là cá nhân thì nộp lệ phí theo địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
(Nguồn: Gdt.gov.vn - Mục Tin tức - Tin bài về Thuế - Đăng ngày: 29/11/2016)
V.  Từ 01/01/2017: Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 154/2016/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Theo đó, Nghị định quy định, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế GTGT.
Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng thì mức phí được xác định theo từng người sử dụng nước căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường, thị trấn nơi khai thác và giá bán 1m3 nước sạch trung bình tại xã, phường, thị trấn.
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính như sau:
F = f + C
Trong đó: F là số phí phải nộp. f là mức phí cố định 1,5 triệu đồng/năm; C là phí biến đổi, tính theo: Tổng lượng nước thải ra; hàm lượng thông số ô nhiễm và mức thu đối với mỗi chất trong biểu dưới đây:
  • Nhu cầu ô xy hóa học (COD) mức phí 2.000 đồng/kg;
  • Chất rắn lơ lửng (TSS) mức phí 2.400 đồng/kg;
  • Thủy ngân (Hg) mức phí 20 triệu đồng/kg;
  • Chì (Pb) mức phí 1 triệu đồng/kg;
  • Arsenic (As) mức phí 2 triệu đồng/kg;
  • Cadmium (Cd) mức phí 2 triệu đồng/kg.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ 8 trường hợp được miễn phí bao gồm:
  • Nước xả từ nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Các trường hợp tiếp theo gồm:
    • Nước biển dùng sản xuất muối xả ra.
    • Nước thải sinh hoạt của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp.
    • Nước thải sinh hoạt của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch.
    • Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng.
    • Nước mưa tự nhiên chảy tràn (trừ diện tích thuộc khu vực nhà máy hóa chất).
    • Nước thải từ phương tiện đánh bắt thủy, hải sản của ngư dân.
    • Nước thải sinh hoạt tập trung do đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước tiếp nhận và đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định xả ra môi trường.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 và thay thế Nghị định số 25/2013/NĐ-CP. Các địa phương triển khai thực hiện thu giá dịch vụ thoát nước theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải thì không thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định này.
(Nguồn: Gdt.gov.vn - Mục Tin tức - Tin bài về Thuế - Đăng ngày: 22/11/2016)
VI. Mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực kinh doanh du lịch
Ngày 1/11/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 177-2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên; lệ phí cấp phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam.
Theo Thông tư, từ ngày 01/01/2017, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam; cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch và cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên phải nộp phí, lệ phí theo quy định. Theo đó:
  • Mức phí thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (bao gồm: cấp mới, cấp đổi, cấp lại) là 3.000.000 đồng/giấy phép; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch (bao gồm: cấp mới, cấp đổi, cấp lại) là 650.000 đồng/thẻ.
  • Lệ phí cấp mới giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam là 3.000.000 đồng/giấy phép; lệ phí cấp đổi, cấp lại, cấp gia hạn là 1.500.000 đồng/giấy phép.
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên (bao gồm: cấp mới, cấp đổi, cấp lại) là 200.000 đồng/giấy.
Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 48/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên.
(Nguồn: Gdt.gov.vn - Mục Tin tức - Tin bài về Thuế - Đăng ngày: 24/11/2016
B.     BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ        
I.      Hướng dẫn về mẫu, in, cấp và quản lý Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Ngày 21/11, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 4666/BHXH-CSXH gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân hướng dẫn về mẫu, in, cấp và quản lý Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Theo đó, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (gọi tắt là GCN) là mẫu duy nhất có nội dung và hướng dẫn ghi quy định tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT. Trên mẫu có in số seri mầu đỏ phát quang dưới ánh đèn có tia cực tím, logo BHXH Việt Nam với đường kính 50mm được in chìm bằng mực phát quang không màu, được nhìn thấy dưới ánh đèn có tia cực tím.
Số seri được bố trí ở phía trên bên phải mẫu gồm 10 ký tự, trong đó: 2 ký tự đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam và Công văn số 628/TCTK-PPCĐ ngày 6/8/2009 của Tổng cục Thống kê về việc thông báo mã số danh mục hành chính mới (riêng mã của BHXH Bộ Quốc phòng được ký hiệu bằng số 97, của BHXH Công an nhân dân được ký hiệu bằng số 98). 8 ký tự tiếp theo là số tự nhiên bắt đầu từ 00000001.
Cơ sở y tế và người hành nghề khám chữa bệnh tại cơ sở y tế theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế có thẩm quyền cấp GCN. Thủ tục gồm: Văn bản đề nghị cấp phôi GCN kèm theo Danh sách người hành nghề được cơ sở y tế đó phân công ký GCN và kế hoạch sử dụng phôi theo từng loại trong năm, gửi đến BHXH cấp tỉnh hoặc BHXH cấp huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh nơi cơ sở y tế đó đặt trụ sở để được cơ quan BHXH cấp phôi GCN.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo kịp thời khi có các thay đổi “Thông tin về quản lý cấp GCN” cho cơ quan BHXH nơi cấp phôi để đăng tải công khai trên Trang tin điện tử BHXH Việt Nam và cơ quan BHXH tỉnh, TP: Tên cơ sở y tế được cấp GCN, phạm vi hoạt động chuyên môn, mẫu dấu, số quyển, số tờ, số seri phôi bị mất hoặc các thay đổi khác của cơ sở y tế liên quan đến việc cấp GCN, quản lý và sử dụng phôi; biến động tăng, giảm người hành nghề được phân công ký GCN và mẫu chữ ký của những người này. Cơ sở y tế khi cấp GCN cho người lao động thì đồng thời cập nhật dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu các hồ sơ giấy tờ cấp GCN vào cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh quốc gia để liên thông với hệ thống dữ liệu của cơ quan BHXH.
BHXH Việt Nam cũng yêu cầu Trung tâm Công nghệ thông tin phối hợp với Ban Thực hiện chính sách BHXH xây dựng phần mềm hỗ trợ cơ sở y tế và cơ quan BHXH trong việc cung cấp thông tin về cấp quản lý GCN; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung “Thông tin về quản lý cấp GCN” để chia sẻ, kết nối, liên thông giữa cơ sở y tế với cơ quan BHXH trong toàn quốc, theo dõi, quản lý và bảo toàn cơ sở dữ liệu này theo quy định...
(Nguồn: Bhxhhn.com.vnXem chi tiết tại đây)
II. Hướng dẫn thanh toán chi phí giám định y khoa
Ngày 18/11, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 4644/BHXH-CSXH về việc hướng dẫn thanh toán chi phí giám định y khoa (GĐYK) đối với BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Bộ Công An.
Công văn nêu rõ các trường hợp cụ thể như sau:
  • Điểm a: Người bị tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) lần đầu hoặc người bị TNLĐ, BNN nhiều lần được chủ sử dụng lao động giới thiệu khám giám định đủ điều kiện hưởng chế độ TNLĐ, BNN theo quy định của Luật ATVSLĐ năm 2015;
  • Điểm b: Người bị TNLĐ, BNN mà thương tật, bênh tật tái phát chủ động đi khám giám định đủ điều kiện hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN ở mức cao hơn; NLĐ khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN thuộc Danh mục BNN do Bộ Y tế ban hành mà phát hiện bị BNN trong thời gian quy định kết quả khám giám định đủ điều kiện hưởng chế độ BNN theo quy định của Luật ATVSLĐ năm 2015;
  • Điểm c: Người bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc, người chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu, người tham gia BHXH tự nguyện chủ động đi khám giám định đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng hoặc đủ điều kiện hưởng BHXH một lần theo quy định của Luật BHXH năm 2014;
  • Điểm d: Thân nhân của người đang đóng BHXH bắt buộc, người bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc, người chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu, người tham gia BHXH tự nguyện và người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng mà chết từ ngày 01/01/2016 trở đi chủ động đi khám giám định đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của Luật BHXH năm 2014. Đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả đủ điều kiện hưởng BHXH thì được thanh toán phí GĐYK.
Đối với các trường hợp quy định tại các điểm c, d nêu trên thì thời điểm có kết luận của Hội đồng GĐYK kể từ ngày 01/01/2016 trở đi; còn đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b nêu trên thì thời điểm có kết luận của Hội đồng GĐYK kể từ ngày 01/07/2016 trở đi.
Cơ quan thu phí GĐYK là cơ sở thực hiện GĐYK được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 93/2012/TT-BTC ngày 05/6/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí GĐYK, gồm:
  • Viện GĐYK;
  • Các Phân Hội đồng GĐYK Trung ương;
  • Trung tâm hoặc Phòng GĐYK các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK các Bộ (Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải).
Nội dung GĐYK, mức phí GĐYK được thực hiện theo quy định tại Biểu phí GĐYK ban hành kèm theo Thông tư số 93/2012/TT-BTC ngày 05/6/2012 của Bộ Tài chính (Biểu phí GĐYK). Trường hợp Giám định viên hoặc Hội đồng có chỉ định, làm các xét nghiệm (ngoài các nội dung khám trong Biểu phí GĐYK) để phục vụ việc chẩn đoán bệnh, tật làm cơ sở cho việc khám giám định được chính xác thì NLĐ phải nộp phí theo quy định hiện hành và không được cơ quan BHXH thanh toán chi phí này.
Hồ sơ thanh toán gồm có:
  • Biên lai thu tiền phí và lệ phí của cơ sở thực hiện GĐYK theo quy định;
  • Biên bản GĐYK theo mẫu quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế.
Thời hạn thanh toán GĐYK tối đa là 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định cụ thể thời hạn thanh toán, chi trả phí GĐYK cho các bộ phận nghiệp vụ có liên quan.
Công văn cũng nêu rõ quy trình thanh toán phí GĐYK đối với NLĐ, thân nhân NLĐ, người sử dụng lao động, và cơ quan BHXH. Đồng thời quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam như sau: Trung tâm Công nghệ thông tin căn cứ hướng dẫn tại văn bản này điều chỉnh phần mềm hỗ trợ việc thanh toán phí GĐYK đảm bảo yêu cầu quản lý; Các đơn vị khác trực thuộc BHXH Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định này.
(Nguồn: Bhxhhn.com.vnXem chi tiết tại đây)
III.  Đảm bảo việc cấp thẻ BHYT năm 2017 đầy đủ thông tin
Ngày 21/11/2016, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 4656/BHXH-CNTT về việc rà soát cấp thẻ BHYT năm 2017.
Công văn nêu rõ, để đảm bảo việc cấp mới, gia hạn, đổi thẻ BHYT cho người tham gia sử dụng từ ngày 01/01/2017 có đầy đủ thông tin và trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung Quyết định 1313/QĐ-BHXH ngày 02/12/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành mẫu thẻ BHYT, BHXH Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố một số nội dung.
  • Thứ nhất, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi sát sao việc cập nhật tăng, giảm người tham gia BHYT theo Công văn số 3881/BHXH-ST.
  • Thứ hai, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ: Thu, Sổ thẻ và Công nghệ thông tin phối hợp rà soát, bổ sung thông tin thời gian tham gia liên tục trước khi cấp thẻ BHYT.
Đối với thẻ BHYT đã cấp mà còn giá trị và thông tin thời gian tham gia liên tục chưa chính xác: BHXH tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn người tham gia BHYT liên hệ với cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT đổi thẻ ngay trong ngày khi nhận đủ thông tin.
  • Thứ ba, về in thời gian 05 năm liên tục trên thẻ BHYT: Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm khẩn trương điều chỉnh phần mềm để in thông tin thời gian tham gia đủ 05 năm liên tục trên thẻ BHYT đối với tất cả các loại đối tượng tham gia.
Từ ngày 21/11/2016, BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện in thẻ BHYT trên phần mềm quản lý sổ thẻ đã được Trung tâm Công nghệ thông tin điều chỉnh theo nội dung công văn này.
BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc các nội dung trong công văn và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng sai sót.
(Nguồn: Bhxhhn.com.vnXem chi tiết tại đây)

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

MÙA QUYẾT TOÁN CUỐI NĂM 2016

MÙA QUYẾT TOÁN CUỐI NĂM 2016

    1. 4 điểm mới về chính sách thuế TNDN

    Trước hết, về thời điểm xác định doanh thu để tính thuế TNDN. Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
    Còn đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua, trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp cụ thể), Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi).

     Thứ hai, về bù trừ lỗ, chuyển lỗ. Doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác), sau khi bù trừ vẫn còn lỗ thì tiếp tục được chuyển sang các năm tiếp theo trong thời hạn chuyển lỗ theo quy định.

     Thứ ba, về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN. Về nguyên tắc, các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN phải liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật; có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT).


    Ví dụ, chi khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) theo đúng quy định của Bộ Tài chính, bổ sung TSCĐ của doanh nghiệp phục vụ cho người lao động và để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm: thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp; cơ sở vật chất, máy, thiết bị là TSCĐ dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

    Hay chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân thì trường hợp tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận DN nộp thuế thay cho cá nhân thì phải có thêm chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

    Còn trường hợp tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế GTGT, thuế TNCN) và DN nộp thuế thay cho cá nhân thì DN được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.

    Chi trang phục cho người lao động nếu chi bằng hiện vật thì phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Nếu chi bằng tiền hoặc cả bằng tiền và hiện vật thì chỉ khống chế mức chi bằng tiền không vượt quá 5 triệu đồng/người/năm, chi bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định.

     Riêng chi trả tiền điện, tiền nước thì  doanh nghiệp không phải lập bảng kê (mẫu số 02/TNDN).

    Thứ tư về thuế suất thuế TNDN. Thuế suất phổ thông 22%; doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có tổng doanh thu của năm 2014 không quá 20 tỷ đồng (hoặc bình quân tháng năm 2014 không quá 1,67 tỷ đồng đối với trường hợp hoạt động không đủ 12 tháng) được áp dụng thuế suất 20%.

    Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%.

    2. Khai quyết toán thuế TNDN năm 2016

    * Đối tượng phải khai quyết toán thuế TNDN theo năm: là tổ chức, doanh nghiệp- người nộp thuế (NNT) thuộc diện nộp thuế TNDN có trách nhiệm khai QTT TNDN theo năm dương lịch (từ 1/1/đến 31/12) hoặc năm tài chính (nếu năm tài chính khác năm dương lịch). Trường hợp NNT tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ QTT năm.

    NNT nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế TNDN không phát sinh thường xuyên hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN thì thực hiện kê khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số151/2014/TT-BTC, NNT không phải khai quyết toán năm.

    Hồ sơ khai QTT TNDN theo năm:

    NNT tải phần mềm khai thuế (phiên bản HTKK 3.3.5 hoặc mới hơn) trên trang:


    Hồ sơ QTT TNDN bao gồm:

    + Tờ khai QTT TNDN theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC.
    + NNT nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ khai QTT TNDN năm theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC.

    Báo cáo tài chính năm.

    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán; Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan thì phải nộp Báo cáo kiểm toán đính kèm.

    Một số phụ lục:
    + Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
    + Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
    + Các Phụ lục về ưu đãi về thuế TNDN: Mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
    + Phụ lục số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
    + Phụ lục thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03-5/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC.
    + Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) theo mẫu số 03-6/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
    + Phụ lục thông tin về giao dịch liên kết (nếu có) theo mẫu 03-7/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
    + Phụ lục tính nộp thuế TNDN của doanh nghiệp có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) theo mẫu số 03-8/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

    Thời hạn nộp quyết toán thuế cuối năm

    Thời hạn nộp hồ sơ QTT TNDN năm 2015 chậm nhất là ngày 30/03/2016 đối với doanh nghiệp có năm tài chính theo năm dương lịch, hoặc trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính đối với doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch.

    Nơi nộp hồ sơ Quyết Toán Thuế TNDN:

    + NNT thực hiện nộp hồ sơ QTT TNDN cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
    + NNT có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ QTT TNDN cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trực thuộc.
    + NNT có đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì NNT có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc, đơn vị trực thuộc không phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN.
    + NNT có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì NNT có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
    + Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế TNDN với cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị thành viên.

 Xử phạt VPHC đối với hành vi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN quá thời hạn quy định:
+ Từ 1 ngày đến 5 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ: Phạt cảnh cáo.
+ Từ 1 ngày đến 10 ngày: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1 triệu đồng.
+ Từ trên 10 ngày đến 20 ngày: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng.
+ Từ trên 20 ngày đến 30 ngày: Phạt tiền từ 1,2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
+ Từ trên 30 ngày đến 40 ngày: Phạt tiền từ 1,6 triệu đồng đến 4 triệu đồng.
+ Từ trên 40 ngày đến 90 ngày hoặc quá 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp: Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
 

    CÔNG TY TNHH GLOBAL

    Địa chỉ: 1162 Phạm thế hiển, Phường 5, Quận 8, Tp.Hồ Chí Minh.

    Hotline: 0938.718.051 Mr Duy
    Mail: nguyenduyms@gmail.com; tuvanketoan.global@gmail.com ; tuvanluat.global@gmail.com
    Website: dichvutuvanketoanthue.com
// hợp thoại live chat